Hỗ trợ của ADB cho Việt Nam tập trung vào hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 và tạo ra một nền kinh tế bền vững và thích ứng khí hậu, do khu vực tư nhân dẫn dắt.
Sách Trắng phân tích nguyên do vì sao chỉ có một phần năm các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam do phụ nữ làm chủ (DNNVV-PNLC). Sách trắng cũng chỉ ra những rào cản chính về pháp lý, tài chính và xã hội mà họ phải đối mặt. Ngoài ra, ấn phẩm cũng tìm kiếm các phương thức nhằm nâng cao nhận thức và hỗ trợ các nữ doanh nhân tốt hơn nữa trong thời đại kinh tế đang phát triển.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hôm nay đã phê duyệt các cải cách về quản lý vốn giúp khai mở 100 tỉ USD vốn tài trợ mới trong thập niên tới nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng đồng thời và chồng chéo trong khu vực. Việc gia tăng nguồn vốn sẵn có sẽ giúp tạo đòn bẩy lớn hơn nữa thông qua huy động nguồn vốn tư nhân và nguồn vốn trong nước, biến hàng tỉ thành hàng nghìn tỉ cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.
Theo một báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% trong năm 2023 và 6,0% trong năm 2024, so với dự báo hồi tháng 4 năm 2023 lần lượt là 6,5% và 6,8%, chủ yếu do nhu cầu bên ngoài suy yếu.
Ngân hàng Phát triển Châu Á và Công ty TNHH GreenYellow Smart Solutions Việt Nam (GreenYellow) đã ký một hiệp định vay trị giá 13,8 triệu USD cho các hệ thống quang điện mặt trời áp mái nhằm giúp tăng nguồn cung năng lượng sạch với giá cả phù hợp cho các khách hàng kinh doanh và sản xuất ở Việt Nam.
Trước thời điểm đại dịch vi-rút corona (COVID-19), tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam đạt trung bình 6,3% trong giai đoạn từ 2010-2019, do được thúc đẩy bởi hoạt động đầu tư, tiêu dùng nội địa bùng nổ, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và hoạt động sản xuất định hướng xuất khẩu.
Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vào năm 1966. Kể từ đó, ADB đã hỗ trợ Việt Nam đạt được những thành tựu về giảm nghèo và gần đây đã giúp định hướng các biện pháp nhằm tăng tính bao trùm của việc cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ, cải thiện tính bền vững về môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
Tầng 3, Tòa nhà Cornerstone Building, 16 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Giờ làm việc: 8:30 sáng đến 5:00 chiều (từ thứ hai đến thứ sáu)
Cơ quan Đại diện Thường trú tại Việt Nam (VRM) được thành lập vào năm 1996. Văn phòng được đặt tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Vai trò chủ yếu của VRM bao gồm:
Văn phòng cũng tiến hành xử lý các khoản vay và các dự án hỗ trợ kỹ thuật.
Các hoạt động của ADB tại Việt Nam đòi hỏi tuân thủ những tiêu chuẩn khắt khe về trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, công khai, và sự tham gia của người dân. Những người bị ảnh hưởng bởi các dự án do ADB hỗ trợ có thể đề đạt những quan ngại của mình nếu dự án đang hoặc có khả năng gây tổn hại.
Thông tin trên trang này sẽ hướng dẫn độc giả về cách thức khiếu nại lên ADB, cũng như các yêu cầu đối với việc giải quyết khiếu nại.
Những người bị ảnh hưởng bởi dự án được khuyến khích nêu ra vấn đề trước tiên với bộ phận giải quyết khiếu nại ở cấp độ dự án. Xin hãy liên hệ với Chủ dự án, hoặc cán bộ phụ trách dự án của ADB để tìm hiểu thêm thông tin tại https://www.adb.org/projects/country/vie.
ADB là nơi cuối cùng để xử lý những khiếu nại này. Chỉ tiếp nhận các khiếu nại có chữ ký theo đường bưu điện, fax hoặc thư điện tử về địa chỉ sau đây:
Khiếu nại trực tiếp chỉ được tiếp nhận khi có hẹn trước. Xin hãy gọi điện cho:
Cơ quan đại diện thường trú tại Việt Nam sẽ nghỉ lễ vào những ngày sau:
Cập nhật ngày 3 tháng 11 năm 2023